Trang chủLịch sửLịch sử ao trường đuaLịch sử ao trường đua Huy Phong 06/05/2024 Share Share TIN LIÊN QUANBão lụt năm thìn 1904Gò Công cảnh vật đổi thay, kê trong năm mươi năm trở lại đây, mà cái ao Trường Đua, thầy đã khác xưa. Ao này đào từ khi chánh phủ Pháp, đến xứ này đặt quan tham – biện cai-trị và sửa sang kiến thiết tỉnh thành.Ao trường đua ngày xưaKhi ấy trong vùng tỉnh – thành, còn nhiều bàu vũng lụn – vụn, đầy nhảy bùn lầy nước đọng. Phần đất gò cao thì hẹp và rải rác ít nơi, xen với rạch cùng bầu cạn.Muốn kiến-trúc cơ sở dinh thự cho rộng rải, phải cần dùng họ quyết định đèo một cái ao to tướng, vừa lấy đất lấp nền, vừa một số đất không-lộ, mới đủ lấp bằng bầu sáu mương vũng. Nên chứa nước đề cho dân chúng cần dùng.Thấy khoảng đất trống nơi đây, không có nhà cửa cây cối và rộng rãi, nên bắt dân phu gấp đào cái ao và đắp thêm những thẳng xuống ao rộng ra, rồi trồng hai bên hai hàng cây me túc đường ngang dọc, thông lưu trong thị thành. Như con đường là lộ me, hiện còn ở gần bên ao.Ao đào rộng hơn một màu tây, bề sâu 3 thước, kể mấy năm sau, có đấp cái bờ vòng tròn cách xa bờ ao, chu”vi rộng gần ba ngàn thước, trên mặt rộng mười thước. Chạy quanh từ phía lộ me, bọc vô nhà dưỡng lão, đến gần cầu – đúc, rồi quành lại trở xuống phía Miêu-Bà vòng lại giáp mé so.Cái vòng lộ này là đường đua ngựa. Gần bên ao, ngay cái cầu gánh nước hiện thời, có cái Khán-dài rất cao. Mỗi khi có cuộc lễ, hay là lệ Mồng-ba Tết, thì nơi đây có ban tổ-chức cuộc đua ngựa chạy quanh vòng nầy. Mấy năm gần đây, thêm các cuộc đua xe bò, xe ngựa và đua xe đạp, đề giúp vui trong cuộc lễ, vì thế gọi là Ao Trường đua.Hiện nay cái lộ vòng đua, đã biến thành những xóm đông dúc nhà cữa cây cối không còn thấy được di tích cũ Nhắc lại công trình đào ao, dấp thành thuở ấy. Chánh quyền bắt dân chúng các ấp lên làm công. Đòi mỗi ấp, đồng đều đem giao việc công tác, cho ban Công chính sử dụng. Ban ấy tổ chức dân lên làm xâu, mỗi người dân phải làm một tuần lễ, hết ấp này đến ấp khác, thay phiên nhau, làm đến xong việc thì thôi. Khi đi đem dũ gạo thốc, cá khô và áo nóp, cuộc kỵ vân vân.Đến nơi giao dân làm cho ban công tác, ngày đêm ở đó có lính canh giữ không được đi đâu. Ban ngày làm hai buổi, đến giờ nghĩ trưa, thì tự nấu cơm lấy mà ăn. Tối trải nóp trên có nằm ngũ từng khóm, cho đến mãn phiên thì về Lớp khác đến thay thế, cứ như vậy đào xong mới bãi công.Vì quan trên muốn đào cho mau rồi, mỗi ngày có mấy trăm dẫn làm xấu, bị hối thúc hành hạ, do bọn thừa hành áp chế, đánh dập tàn nhàn. Khi đội đất ở dưới ao đi lên, thì lính đánh thức, bảo chạy lên cho mau. Khi đi xuống ao, cũng bị lính đấm đá, bảo chạy xuống cho gặp.Phe khác ở trên chở đất đi lấp vũng, cũng bị đấm đá hành hạ như thế. Ngày nào cũng bị đánh đập tàn nhẫn, nước mắt và mở hồi của dân chúng, thẩm rưới nơi ao nầy quá nhiều rồi.Sự hành hạ thấu tại đến các bậc trí thức, họ đến xem đề chứng kiến vậy thôi, chẳng dám đá động gì, đến công việc làm của người đương quyền hành sự, Thật là tình cảnh quá bi quan, giữa dân làm xâu với mấy ông lính ỷ quyền hành-khắc quá trớn.Một bửa nọ, có cậu hai Miên con quan Lãnh-binh Tấn nghe đồn đại, cũng đến thử xem chơi, thấy quả thật như vậy. Cậu nồi nóng xốc lại thập ngực anh lính hung ác, đấm đá cã đến anh cai Phi, làm đầu trong bọn ấy. Cậu đánh đá rồi lại bắt cai Phi và hai ba anh lính tàn nhân, hay đánh dân phu, buộc phải đội đất chạy lên và chạy xuống, như người làm xâu. Cậu cũng quất cho mấy roi và nói: Tao đánh chúng bây, coi có biết đau như thằng dân hay không ?Vì uy thế của cậu hai Miên thuở ấy rất lừng lầy, cậu là công tử, con của bậc đại-công-thần, giúp Pháp chiếm tỉnh Gòcông, mà cậu là bậc võ-nghệ tinh-không anh hùng khắp nơi đều kiêng nề. Cậu làm thể, là có ý dằn mặt bọn hà hiếp dân lành, cho nên ban quản trị công-tác lúc ấy, không đối lý gì với cậu được. Nhờ dịp ấy mà dân làm xâu liên tiếp, làm việc bốn năm tháng trời, đến lúc ao đào xong, khỏi bị hà hiếp nữa.Trích Gò Công Cảnh Củ Người Xưa – Việt Cúc#ao trường đua #Gò Công cảnh củ người xưa #Lịch sử